Các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Thủ đoạn lừa đảo trong trường hợp lợi dụng nhu cầu vay tiền online để chiếm đoạt tiền thông qua việc yêu cầu nạn nhân nộp các khoản phí không hợp lý.

 - Tạo trang mạng xã hội giả mạo

Đối tượng tạo trang Facebook giả mạo, quảng cáo dịch vụ vay tiền nhanh chóng, tiện lợi, không cần chứng minh tài chính, để thu hút nạn nhân.

Sử dụng hình ảnh và nội dung chuyên nghiệp nhằm tăng độ tin cậy.

 - Hướng dẫn đăng ký qua đường link giả mạo

 Gửi đường link giả mạo, yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm (số CCCD, số tài khoản ngân hàng, thông tin cá nhân khác).

Đây là bước thu thập thông tin để chuẩn bị cho các bước lừa đảo tiếp theo.

 - Chuyển đổi chăm sóc khách hàng để tăng mức độ tin tưởng

Chuyển nạn nhân sang một tài khoản Facebook khác để tiếp tục quy trình lừa đảo, tạo cảm giác chuyên nghiệp và đáng tin cậy.

Yêu cầu nạn nhân cung cấp hình ảnh CCCD để tăng tính xác thực giao dịch.

 - Thông báo khoản vay thành công và đưa ra đường link rút tiền giả mạo

Gửi đường link giả mạo khác để hướng dẫn nạn nhân rút tiền. Khi nạn nhân truy cập, hệ thống thông báo lỗi giả mạo như "sai số tài khoản" và yêu cầu chuyển tiền để sửa đổi thông tin.

 - Liên tục yêu cầu nạn nhân chuyển tiền

Đưa ra các lý do như: Phí sửa đổi thông tin ngân hàng, Hoàn tất thủ tục, Chi phí bổ sung khác

- Cắt đứt liên lạc và chiếm đoạt tiền: Sau khi nhận được tiền, đối tượng không cung cấp khoản vay như cam kết và chặn liên lạc với nạn nhân.

 Đặc điểm nhận diện thủ đoạn

Trang mạng xã hội giả mạo: Sử dụng tên, hình ảnh uy tín để quảng cáo dịch vụ vay tiền online.

Đường link giả mạo: Tạo các website với giao diện chuyên nghiệp nhưng thực chất là công cụ để lừa đảo.

Phí không hợp lý: Dùng các lý do như sửa thông tin, hoàn tất thủ tục để ép nạn nhân chuyển tiền.

Chuyển tiền vào tài khoản công ty: Các tài khoản nhận tiền thường đứng tên công ty để che giấu danh tính thật của đối tượng.

Cắt đứt liên lạc: Sau khi chiếm đoạt tiền, đối tượng biến mất và nạn nhân không thể liên lạc lại.

2. Chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội sau đó giả mạo người thân, quen ở nước ngoài nhắn tin, gọi điện nhắn tin cùng thực hiện dịch vụ chuyển tiền lợi nhận cao

Đây là hình thức lừa đảo khá phổ biến, các đối tượng sau khi đánh cắp được tài khoản mạng xã hội sẽ nghiên cứu cách thức nói chuyện của chủ tài khoản với bạn bè, người thân hoặc thu thập các video của chủ tài khoản còn lưu trên mạng xã hội, sử dụng căn cước công dân giả đăng ký tài khoản ngân hàng online trùng với tên của chủ tài khoản mạng xã hội bị đánh cắp, khiến cho nạn nhân lầm tưởng rằng đang chuyển tiền cho bạn bè, người thân của mình. Sau đó nhắn tin hoặc gọi điện video cho người thân nói đang làm dịch vụ chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam lợi nhuận cao hứa sẽ chia hoa hồng, hỏi vay tiền hoặc nhờ chuyển khoản hộ, trước khi chuyển tiền các đối tượng tạo hình ảnh giả mạo đã chuyển tiền cho bị hại trước để tăng độ tin cậy, khi tài khoản chưa nhận đc tiền thì lý do chuyển nước ngoài về Việt Nam sẽ chậm, yêu cầu chuyển tiền gấp không mất mối làm ăn.

Đặc điểm nhận diện thủ đoạn:

- Tin nhắn hoặc email đáng ngờ: Nếu bạn nhận được một tin nhắn hoặc email từ một người bạn trong danh sách bạn bè yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm, yêu cầu chuyển tiền hoặc thực hiện hành động khẩn cấp, hãy cảnh giác. Đặc biệt, nếu tin nhắn có chứa các lời khẩn cấp hoặc yêu cầu không phù hợp, hãy kiểm tra lại xem có phải tin nhắn thực sự từ bạn bè, hay người thân của bạn hay không.

- Sự thay đổi đột ngột trong ngôn ngữ hoặc phong cách viết: Nếu tin nhắn từ bạn bè có sự thay đổi đột ngột trong cách viết, từ ngữ không giống với phong cách thông thường hoặc có chữa các lời lẽ lạ lùng, cẩn thận hơn.

- Đường link đáng ngờ: Kiểm tra đường link được chia sẻ tin nhắn. trong Nếu đường link có dấu hiệu đáng ngờ như URL không phổ biến, thiếu ký tự an toàn (https://), hoặc điều hướng đến các trang web không rõ nguồn gốc hoặc đáng ngờ, hãy tránh nhấp chuột hoặc truy cập vào đường link đó.

Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc thông tin đăng nhập: Lưu ý rằng bạn không nên cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm hoặc thông tin đăng nhập (tên đăng nhập, mật khẩu) thông qua tin nhắn hoặc email. Lừa đảo thường sử dụng chiêu này để chiếm quyền điều khiển tài khoản của bạn.

- Xác minh thông tin: Nếu bạn nhận được một tin nhắn hoặc email đáng ngờ từ một người bạn, hãy thử liên hệ trực tiếp với họ thông qua các phương tiện khác (điện thoại, tin nhắn, email) để xác minh xem tin nhắn đó có phải từ họ hay không. Đừng sử dụng thông tin liên hệ được cung cấp trong tin nhắn đáng ngờ để xác minh,

- Báo cáo và cảnh báo: Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu lừa đảo nào, hãy báo cáo ngay lập tức cho người bạn bè bị ảnh hưởng và thông báo vụ việc cho nền tảng mạng xã hội hoặc dịch vụ email để họ có thể thực hiện biện pháp cần thiết.

Trên đây là một số phương thức thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thường sử dụng, đề nghị mọi người dân sinh sống và làm việc trên địa bàn thị xã Kinh Môn nâng cao tinh thần cảnh giác, khi gặp tình huống như trên nhanh chóng đến cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ. Tuyệt đối nghiêm cấm việc tự ý chuyển tiền, thao tác theo lời của các đối tượng.

3. Thủ đoạn lừa đảo mà đối tượng sử dụng mạo danh nhân viên điện lực để chiếm đoạt tiền thông qua việc kết nối Zalo và yêu cầu thao tác trên tài khoản ngân hàng.

- Mạo danh nhân viên cơ quan điện lực

Đối tượng tự xưng là nhân viên điện lực Kinh Môn, gọi vào số điện thoại của nạn nhân, viện cớ chưa nộp tiền điện để tạo lý do liên hệ.

Đối tượng yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin phiếu thu tiền điện để kiểm tra, sau đó kết bạn qua Zalo nhằm dễ dàng trao đổi và hướng dẫn.

- Dụ dỗ yêu cầu nạn nhân kết nối dữ liệu "điện tử"

Đối tượng tiếp tục liên hệ với nạn nhân, viện lý do cần "kết nối dữ liệu điện tử của Điện lực" để thuận tiện trong công việc. Đây là thủ đoạn nhằm làm nạn nhân mất cảnh giác.

Khi nạn nhân không biết thực hiện, đối tượng hướng dẫn chi tiết và tận dụng sự hỗ trợ của người khác (người được nhờ giúp, một anh Nguyễn Văn A) để dễ dàng thao túng các thao tác.

 - Dẫn dụ thực hiện thao tác trên tài khoản ngân hàng

Đối tượng đưa ra các chỉ dẫn khiến nạn nhân hoặc người được nhờ thực hiện các bước truy cập tài khoản ngân hàng.

Các thao tác mà đối tượng hướng dẫn thực chất là: Kích hoạt tính năng thanh toán hoặc chuyển tiền trực tuyến; Chuyển tiền trực tiếp đến tài khoản mà đối tượng cung cấp. Cài đặt phần mềm giả mạo hoặc cung cấp mã OTP (mã xác nhận giao dịch). Sau đó đối tượng chiếm đoạt tài sản 

Đặc điểm nhận diện thủ đoạn

Mạo danh cơ quan uy tín: Lợi dụng thương hiệu Điện lực để gây dựng lòng tin.

Tạo áp lực hoặc tình huống khẩn cấp: Sử dụng lý do chưa nộp tiền điện để ép nạn nhân phải hợp tác.

 Sử dụng Zalo và công nghệ: Tận dụng mạng xã hội để hướng dẫn thao tác chi tiết và thao túng từ xa.

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết: Hướng dẫn các bước phức tạp khiến nạn nhân hoặc người giúp mất cảnh giác và vô tình thực hiện chuyển tiền.

4. Thủ đoạn lừa đảo trong trường hợp này là mạo danh cán bộ cơ quan nhà nước, tạo đơn hàng giả để lừa chiếm đoạt tiền đặt cọc thông qua chuỗi giao dịch phức tạp.

 - Mạo danh cán bộ cơ quan nhà nước

Đối tượng tự xưng cán bộ Ban Chỉ huy quân sự hoặc Công an Thị xã lợi dụng uy tín của cơ quan nhà nước để tạo lòng tin cho nạn nhân.

Gọi điện đặt mua rất thùng sơn, hoặc các đồ dùng từ nạn nhân để mở đầu giao dịch, đồng thời cung cấp địa chỉ cụ thể để tăng độ tin cậy.

 - Dẫn dụ nạn nhân vào giao dịch phức tạp

Sau khi tạo lòng tin bằng đơn hàng ban đầu, đối tượng nhờ nạn nhân đặt giúp nhiều giường sắt 2 tầng thông qua một "công ty cung cấp giường" (thực chất là đồng phạm).

Cung cấp số điện thoại và thông tin liên lạc của "công ty cung cấp giường", yêu cầu nạn nhân kết bạn Zalo để trao đổi hình ảnh sản phẩm, khiến giao dịch có vẻ rất chuyên nghiệp.

 - Giả mạo thanh toán để gây tin tưởng

Đối tượng hứa sẽ chuyển trước một số tiền (gồm tiền cọc của tiền sơn và giường) và gửi hình ảnh màn hình giao dịch giả mạo để tạo lòng tin.

Khi nạn nhân kiểm tra tài khoản không thấy tiền, đối tượng viện lý do như "khác hệ thống nên tiền về chậm" để đánh lạc hướng và thúc đẩy nạn nhân tiếp tục đặt cọc.

 - Liên kết với đồng phạm để chiếm đoạt tiền đặt cọc "Công ty cung cấp giường" (đồng phạm) yêu cầu nạn nhân đặt cọc 30% - 50% giá trị đơn hàng  sau đó tiếp tục yêu cầu đặt cọc thêm khi tăng số lượng giường và tăng tiền đặt cọc.

Tương tự, khi đối tượng viện cớ đặt thêm rất nhiều đệm, "công ty" yêu cầu đặt cọc 50% giá trị đơn hàng.

Sau khi chuyển tiền cắt đứt liên lạc và chiếm đoạt tiền, hàng hóa không được giao 

Đặc điểm nhận diện thủ đoạn

Mạo danh cơ quan nhà nước: Lợi dụng uy tín của cơ quan như Ban Chỉ huy quân sự để tạo lòng tin.

Sử dụng chuỗi giao dịch phức tạp: Lừa nạn nhân tham gia đặt cọc nhiều lần với các lý do tăng đơn hàng và số lượng.

Giả mạo thanh toán: Sử dụng hình ảnh giao dịch chuyển tiền giả để đánh lạc hướng nạn nhân.

Lợi dụng nhiều tài khoản ngân hàng: Chia nhỏ số tiền lừa đảo vào nhiều tài khoản khác nhau để che giấu dấu vết.

Thúc ép tâm lý: Dùng lời hứa hoàn trả tiền hoặc gây áp lực để nạn nhân tiếp tục chuyển tiền.

5. Lừa đảo mua bán hàng hóa, dịch vụ (vé máy bay, du lịch...) giá rẻ

Lợi dụng tâm lý ham rẻ, thuận tiện của đa số người dân khi mua hàng hoặc tìm kiếm dịch vụ trên không gian mạng, các đối tượng đăng tải bài viết quảng cáo các loại hàng hóa, dịch vụ (vé máy bay, đăng ký khách sạn) với mức giá rẻ nhiều hơn so với thị trường. Khi người dân in liên hệ, các đối tượng tạo vỏ bọc uy tín, yêu cầu người dân chuyển khoản đặt cọc hoặc trả tiền trước, sau đó chiếm đoạt số tiền trên.

- Đăng bài viết quảng cáo dịch vụ làm visa (thị thực) du lịch nước ngoài, cam kết tỷ lệ thành công cao, hoàn trả 100% số tiền nếu không xin được visa. Sau khi nạn nhân chuyển khoản đặt cọc hoặc thanh toán trước chi phí, các đối tượng sẽ để nạn nhân tự khai thông tin tờ khai, hoàn thiện hồ sơ... Sau đó lấy nhiều lý do khác nhau để không trả lại tiền.

- Làm giả website/fanpage của công ty du lịch uy tín, làm giả ảnh chụp biên lai, hóa đơn thanh toán và đề nghị nạn nhân chuyển khoản thanh toán chi phí tour du lịch. Sau khi khách hàng chuyển khoản để thanh toán dịch vụ du lịch các đối tượng sẽ chặn liên lạc.

- Các đối tượng mạo danh đại lý bán vé máy bay, tự tạo ra các website, trang mạng xã hội, với địa chỉ đường dẫn, thiết kế tương tự kênh của các hãng hoặc đại lý chính thức, đăng tải nhiều bài viết thể hiện việc đặt vé máy bay cho nhiều đoàn khách khác nhau nếu khách hàng liên hệ, các đối tượng sẽ đặt chỗ vé máy bay, gửi mã đặt chỗ để làm tin hoặc sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh để tạo vé máy bay giả và yêu cầu khách hàng thanh toán. Sau khi nhận thanh toán, các đối tượng không xuất ra vé máy bay và chặn liên lạc.

Trên đây là tổng hợp những thủ đoạn lừa dảo chiếm đoạt tài sản thường xuyên xảy ra trên địa bàn phường Phạm Sư Mạnh. Công an phường thông báo đến toàn thể nhân dân trên địa bàn nắm được, cảnh giá, phòng ngừa. Mọi thông tin liên quan đến tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn phường, kịp thời cung cấp đến Công an phường, liên hệ theo số điện thoại:

- Số điện thoại trực ban: 02203.821.828;

- Đ/c Lê Văn Huấn – Trưởng CAP, sđt: 0979.282.189;

- Đ/c Phạm Văn Cường - Phó trưởng CAP, sđt: 0936.100.768.

Nguyễn Quang Huy
QR Code
image advertisement
image advertisement
Tin mới
Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0